Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?
Thoái hóa cột sống là tình trạng lão hóa của xương khớp, không thể tránh khỏi khi tuổi tác càng tăng. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều bạn trẻ có nguy cơ bị thoái hóa cột sống sớm do tư thế sai trong sinh hoạt, làm việc và thói quen ít vận động. Quá trình chữa trị thoái hóa cột sống không thể gấp gáp, một sớm một chiều mà cần có sự kết hợp giữa các phương pháp điều trị chuyên khoa với yếu tố vận động mỗi ngày.
Phòng khám đã nhận rất nhiều thắc mắc về chế độ luyện tập hằng ngày cho người bệnh cột sống. Trong đó, câu hỏi thoái hóa cột sống có nên đi bộ không là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm.
Thực tế, nhiều người bệnh vẫn có quan niệm khi mắc bệnh cột sống thì nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, đây thực sự là quan niệm sai lầm, có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Người bị bệnh cột sống nên dành thời gian nghỉ ngơi hằng ngày nhưng cần có thêm chế độ vận động, luyện tập thể dục phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ để các cơ tránh bị co cứng.
Đi bộ là môn thể dục đơn giản, tốt cho sức khỏe mọi người. Đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống, đi bộ không chỉ tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp, giúp các khớp vận động nhẹ nhàng mà còn nâng cao tinh thần, giúp giải tỏa áp lực sau những ngày làm việc mệt mỏi.
Tuy nhiên, để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
Tư thế đi bộ: đầu thẳng hướng về phía trước, giữ lưng thẳng, thả lỏng vai và cánh tay, đánh tay nhẹ nhàng, tự nhiên.
Khi mới bắt đầu, bạn nên đi chậm, sau đó đi nhanh hơn với bước đi nhẹ nhàng, dứt khoát.
Trong khi đi, kết hợp hít thở nhẹ nhàng bằng mũi và thở ra bằng miệng, điều hòa nhịp thở để cơ thể không bị mất sức.
Mỗi ngày, nên dành 30 – 45 phút để đi bộ, nếu có thời gian, bạn nên tập thêm.
Búi tóc gọn gàng để đầu và cổ có thể cử động theo nhịp bước.
Bạn nên lựa chọn giày thể thao vừa chân, tránh đi dép lê hoặc mang giày quá rộng.
Nếu thấy đau chân sau một thời gian tập luyện đi bộ, bạn có nguy cơ bị bàn chân bẹt. Bạn cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám bàn chân để có thể tiếp tục luyện tập mà không còn đau.
Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.
►Xem thêm: Người bị ung thư xương nên ăn gì
Nhận xét
Đăng nhận xét